Trong thời đại ngày nay, chắc hẳn chúng ta sẽ nghe nhiều về khái niệm “thiết bị viễn thông” hay “mạng viễn thông”. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng các thiết bị viễn thông của con người cũng đã ngày càng tăng theo nhanh chóng.
Vậy các thiết bị viễn thông chúng có những vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thuật ngữ Viễn Thông (télécommunication) sẽ được ghép từ từ communication (liên lạc) với tiền tố télé (từ xa). Edouard ESTAUNIE, người Pháp, chính là người đưa ra thuật ngữ télécommunication vào năm 1904. Thời bấy giờ từ télécommunication sẽ dùng để chỉ chung cho telegraph và telephone. Từ tiếng Anh gọi là telecommunication (không có dấu) hay người ta vẫn gọi tắt là telecom.
Ngành viễn thông là một trong những ngành sử dụng về thiết bị điện tử nhiều nhất. Và luôn liên tục cập nhật những thiết bị viễn thông hiện đại nhất. Các thiết bị điện tử viễn thông sẽ được dùng trong ngành viễn thông có chức năng đặc thù là thu phát sóng. Chúng ta sẽ có thể kể đến các thiết bị như: điện thoại, các thiết bị truyền xa, thiết bị thu phát sóng,…
- Một máy phát (transmitter) ở nguồn (source). Máy phát sẽ lấy thông tin (information) và chuyển đổi nó thành tín hiệu (signal) để có thể truyền được.
- Tín hiệu sẽ được truyền trên một kênh truyền (channel/medium).
- Một máy thu (receiver) sẽ được đặt ở đích đến (sink) để thu nhận tín hiệu truyền từ nguồn và chuyển đổi tín hiệu ngược lại thành thông tin.
Thực tế, viễn thông đã tồn tại từ rất xa xưa. Sơ khai nhất có thể kể đến việc liên lạc bằng cách đốt lửa cho bốc khói lên để báo động giặc đến. Hoặc dùng tiếng kèn, trống, chuông, ám hiệu… để báo hiệu những mối nguy hiểm đang đến gần. Tiếp theo là sự ra đời của telegraph, rồi telephone. Và ngày nay thì có vô số loại thiết bị viễn thông khác nhau, như Internet, hệ thống điện thoại di động, satellite, Bluetooth, infrared…. Trong bất cứ hệ thống viễn thông nào kể trên, chúng ta đều sẽ có thể nhận ra các thành phần cơ bản kể trên.
Nhiệm vụ của thiết bị viễn thông là làm thế nào để truyền được thông tin nhanh, chính xác, chất lượng cao, bảo mật tốt, và dĩ nhiên là đáp ứng được nhu cầu truyền thông của con người. Do đó có thể nói ngành viễn thông sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực nhằm góp phần vào việc thực hiện và cải tiến quá trình truyền thông.
Hiện nay, ngành thiết bị viễn thông trong nước và trên thế giới đang không ngừng phát triển, với sự nở rộ của muôn vàn các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu qua điện thoại, truyền hình… Sau này, dữ liệu Internet băng rộng đã thúc đẩy được ngành công nghệ thông tin phát triển lên một tầm cao mới. Không chỉ đa dạng về số lượng loại hình dịch vụ mà còn tiết kiệm được chi phí hơn đáng kể. Giờ đây chỉ cần bằng một chiếc điện thoại, hoặc máy tính nhỏ gọn thôi là bạn đã có thể thoải mái gọi điện thoại qua mạng Internet, xem hình ảnh của bạn bè, người thân mọi lúc mọi nơi, hay tập tành kinh doanh buôn bán trên mạng kiếm thêm thu nhập...
– 16 line với 16 tài khoản SIP
– Tích hợp camera 1 mega-pixel để gọi điện video chất lượng cao
– Chạy hệ điều hành Android 7.0
– Tích hợp Bluetooth để đồng bộ hóa với các thiết bị di động và kết nối tai nghe Bluetooth
– 2 cổng mạng gigabit 10/100/1000mbps tự động cảm biến
– Tích hợp WiFi băng tần kép (2.4GHz & 5GHz)
– Tích hợp PoE/PoE+ để cung cấp nguồn cho thiết bị và kết nối mạng
– 2 mic kết hợp cùng loa ngoài HD, khả năng giảm nhiễu, khử tiếng vọng tiên tiến giúp đạt được hiệu suất giao tiếp tuyệt vời
– Bộ xử lý ARM Cortex A53 4 nhân 1.3GHz với RAM 2GB và Flash eMMC 8GB
– Màn hình cảm ứng điện dung 5 điểm LCD HD TFT 5.0” (1280×720)
– Kết nối thiết bị ngoại vi bao gồm HDMI-out, USB, jack cắm tai nghe, EHS
– Khả năng hội nghị âm thanh 6 bên & hội nghị video 3 bên HD 720p 30fps
Giống như điện thoại IP sản phẩm Grandstream UCM6302 là hệ thống điện thoại nội bộ sử dụng mạng LAN, WAN hay tín hiệu Internet:
– Tích hợp sẵn 1000 máy lẻ và 150 cuộc gọi đồng thời
– 2 đường vào bưu điện analog, 2 đường ra máy nhánh analog, tự động kết nối đầu vào và đầu ra khi mất điện
– 3 cổng mạng Gigabit hỗ trợ PoE+, hỗ trợ chức năng Switch và Router cấp DHCP
– Full tính năng: Call center, Lời chào đa cấp, Ghi âm cuộc gọi, Voicemail, chuyển hướng cuộc gọi, gọi đi bàng mật khẩu, nhạc nền...
– Hỗ trợ 3 phòng họp hội nghị truyền hình lên tới 20 bên kết nối Smartphone, PC,...
– Hỗ trợ điện thoại hội nghị audio 150 bên,
– Hỗ trợ cấu hình và quản lý thông qua phần mềm quản lý cloud
– Yealink CP960 Wireless Mic là một điện thoại internet SIP với thiết kế hình chữ Y, micro thâu âm nằm ở cuối 3 chân, màn hình cảm ứng lớn là khác biệt dễ thấy nhất so với các sản phẩm cùng loại.
– Màn hình này chạy một phiên bản Android 5.1.1 được tuỳ biến, các bạn có thể đọc tin nhắn, nghe các tin nhắn voice đã lưu, xem danh bạ, quản lý kết nối, thêm cài đăt SIP trực tiếp trên điện thoại
– Yealink CP960 Wireless Mic sử dụng nguồn PoE, nếu Switch của công ty bạn có PoE thì cắm vào là xài luôn, còn không thì cũng có thể mua bộ cấp nguồn PoE để dùng.
– Các cổng mở rộng loa ngoài nằm mặt bên, muốn nối thêm micro có dây thì có thể dùng cổng dưới bụng.
– CP960 có đi kèm bộ micro không dây, khi sử dụng thêm bộ này thì điện thoại có tầm nghe lên đến 20 mét, tức là dư sức dùng cho một phòng họp rất rộng
– Thân điện thoại cũng có cổng USB để cắm sạc cho các mic không dây
– Micro không dây nhẹ, nên bạn có thể di chuyển khắp phòng họp rất đơn giản
– Trên micro không dây cũng có nút Mute để người tham gia họp có thể tạm ngắt âm thanh khi cần thảo luận riêng
– Thử nghiệm nghe gọi của mình cho thấy chất lượng âm thanh là rất tốt, micro bắt tiếng nói của mình rõ ràng khi mình di chuyển trong phòng và gọi điện